Hồi mới cưới, lương của cả hai còn thấp. Tôi không đòi anh đưa cho vợ bao nhiêu tiền mỗi tháng. Khi chưa có con, chi phí của 2 vợ chồng không nhiều. Phần lớn tôi tự lấy tiền lương của mình để chi trả sinh hoạt. Anh đưa tôi 2 - 3 triệu đồng/tháng.
Dần dần, 2 vợ chồng thu nhập cao hơn. Hiện tại, lương tôi là 15 triệu đồng/tháng, chồng tôi 25-30 triệu. Anh chỉ đưa cho tôi mỗi tháng 8 triệu đồng.
Tuy nhiên, bây giờ, chi tiêu không còn như cách đây 7 năm nữa. Riêng tiền học phí mầm non của con gái đã 6 triệu đồng, gần như hết số tiền chồng đưa. Ngoài ra, còn bao nhiêu chi phí sinh hoạt: Ăn uống, điện nước, nội ngoại, ốm đau...
Tháng nào tôi cũng tiêu hết sạch số lương của mình. Có những tháng hết tiền, tôi nói anh đưa thêm. Anh cũng đưa đôi ba triệu nhưng thái độ khó chịu ra mặt.
Không những thế, anh gần như không đỡ đần vợ việc nhà. Tôi làm cho công ty quy mô gia đình, nên mọi thứ cũng dễ chịu hơn, khoảng 4 rưỡi chiều đã có thể về. Anh vin vào cớ đó để mặc định tôi là người đi chợ búa, lo cơm nước, con cái.
Anh về đến nhà chỉ việc tắm rửa, ăn cơm. Ăn xong, tôi lại lúi húi dọn dẹp, chơi với con đến lúc đi ngủ. Hôm nào tôi có việc về muộn, là y như rằng anh nấu mì tôm hoặc dắt con ra ngoài ăn. Lúc tôi về, anh mặt nặng mày nhẹ.
Đỉnh điểm, có lần tôi ốm, đón con về xong, tôi nằm vật ra giường, không cơm nước gì. Tôi nhắn anh mua gì về cả nhà cùng ăn. Anh xách 3 hộp cơm về, lấy cho con và anh ăn. Hộp còn lại anh để chỏng chơ ở bàn, chẳng hỏi han vợ lấy một câu.
Thấy vợ không ra ăn cơm, anh cũng mặc kệ, chẳng hỏi vợ ăn cơm hay ăn cháo. Hộp cơm vẫn nguyên si một chỗ cho tới sáng hôm sau anh đi làm.
Tôi tủi thân đến phát khóc, chỉ biết tâm sự với đứa bạn thân. Nó cũng chỉ động viên rằng đàn ông hay vô tâm và bảo tôi không nên nghĩ nhiều. Nhưng tôi biết, hơn ai hết, tôi mới là người cảm nhận rõ nhất tình cảm của chồng.
Hằng ngày, chúng tôi gần như chẳng nói chuyện gì với nhau quá 2 phút. Điện thoại, tin nhắn cũng không có những lời lẽ ngọt ngào, yêu thương như nhà người ta. Mỗi lần vợ hỏi, anh chỉ trả lời cụt lủn, vô cảm.
Về đối nội, đối ngoại, tôi luôn cố gắng chu toàn cả hai bên. Từ khi về nhà chồng, tôi chưa từng làm mất lòng ai. Bố mẹ chồng chưa khen tôi trước mặt, nhưng qua lời kể của vài người, tôi biết ông bà rất tự hào khi có con dâu ngoan hiền.
Ngược lại, anh ứng xử với nhà ngoại rất tệ. Anh chưa từng chủ động gọi cho bố mẹ vợ hỏi thăm một lần nào, cả khi ông bà ốm hay nhà có công to việc lớn. Quà cáp, tiền nong biếu ông bà đều do tôi chuẩn bị và đưa bằng tiền của chính mình.
Có thể nhiều người sẽ nói do tính cách anh khô khan, vụng về. Nhưng không, tôi từng chứng kiến anh “chém gió” khi ngồi với bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí là hàng xóm. Anh như trở thành người khác – tinh tế, hài hước, dí dỏm vô cùng.
Trước phụ nữ khác, anh luôn tỏ ra là người đàn ông ga-lăng và chu đáo. Ai cũng bảo tôi có phúc mới lấy được anh. Nhưng thực sự, tôi cảm thấy cuộc sống vợ chồng trôi qua thật nhạt nhẽo, vô vị.
Chưa kể, như chị em vẫn nói, đàn ông để tiền ở đâu thì tâm để ở đó. Tôi có cảm giác mình chỉ như một người vô hình trong cuộc sống của anh.
Tôi từng nghĩ cứ yên phận sống như vậy vì con cho đến hết đời. Nhưng dạo gần đây, tôi lại nghĩ mình mới hơn 30 tuổi, đến bao giờ mới hết đời mình. Cuộc hôn nhân này có đáng để tôi phải hi sinh? Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Độc giả giấu tên
Thú thật, trước đây, tôi chẳng có ấn tượng gì mạnh với chị ngoài việc chị là một chị dâu tốt bụng, quan tâm đến mọi người, chẳng bao giờ to tiếng hay mắng giận các em. Hôm nay, tai nghe, tận mắt chứng kiến cái uy của chị ở cơ quan, tôi bị ngợp thực sự.
Cuộc họp kết thúc, giọng chị Cúc không còn vẻ lạnh lùng mà trở lại nhẹ nhàng, ấm áp để động viên, khích lệ mọi người cùng cố gắng vì sự phát triển của cơ quan. Khác hẳn với không khí căng thẳng ban nãy, tất cả mọi người ai nấy đều tỏ ra vui vẻ, thoải mái.
Khi mọi người đã ra khỏi phòng, tôi đưa cho chị tập tài liệu được gói kĩ càng bác Cả gửi cho chị. Hoá ra, đó là tập gia phả và truyền thống dòng họ. Chị bảo, vì mai phải chuyển đi in nên bác mới chuyển cho chị đọc lại gấp cho bác.
"Chị bận mờ cả mắt nhưng việc gì quan trọng thì phải ưu tiên trước. Lát nghỉ trưa, chị sẽ tranh thủ kiểm tra lại bản thảo. Vì chị đã tiếp xúc với bản thảo nhiều lần rồi nên giờ thay đổi, hiệu chỉnh chỗ nào, ngó qua là chị biết ngay. Giờ em cứ về trước, nói với bố chị là chiều tối đi làm về, chị sẽ mang bản thảo sạch cùng file mềm về để chuyển cho chỗ in", chị Cúc vừa lật qua bản thảo vừa nói với tôi.
Sống gần bác Cả nên tôi biết, bác là người vô cùng cẩn thận, không phải ai bác cũng dễ dàng tin tưởng và giao việc. Đến như anh tôi, là chồng chị Cúc, con trai của bác, nhưng bác nào có giao việc rà soát, in ấn gia phả dòng họ đâu. Bác bảo, việc này cần người có tâm, lại phải cẩn trọng, bền tính.
Thế nên, khi bác chọn con dâu trưởng hỗ trợ mình, đủ thấy bác yêu quý và tin tưởng chị Cúc nhường nào. Và còn một ý nghĩa sâu xa nữa (là tôi suy luận thế), bác chọn chị Cúc vì muốn nàng dâu trưởng, hạt nhân gìn giữ nề nếp gia đình, kết nối họ hàng nội tộc sau này, phải là người tinh thông gia phả, lịch sử dòng họ.
Và sự thật là, trong quá trình cùng bố chồng kiện toàn gia phả, sử họ để in thành sách, chị Cúc làu làu phả hệ dòng họ Phạm nhà chồng. Nhắc đến các cụ đời nào, chị vanh vách kể tên huý, tên hiệu của các cụ đời đó.
Hôm ra mắt cuốn sách "Phả hệ dòng họ Phạm làng Đoài, xứ Đông" do bác tôi làm chủ biên, trước mặt quan khách và họ hàng, sau lời phát biểu về cuốn sách, chia sẻ mong muốn và tâm niệm của mình, bác tôi xúc động bày tỏ niềm tự hào và "biết ơn" nàng dâu trưởng.
Bác tôi hài hước gọi chị Cúc là "quân sư quạt máy, cánh tay thép của bố chồng" khiến cả khán phòng cười rôm rả. Lúc đó, tôi ngồi ngay sau mấy vị khách mời ở cơ quan của chị Cúc, tôi nghe thấy tiếng một người nào đó: "Làm lãnh đạo thì công tâm, làm vợ, làm mẹ thì giỏi giang, làm dâu thì hiếu thuận. Giờ mấy ai được như bà ấy"…
Nghe những lời nhận xét tích cực về chị dâu họ, tự nhiên tôi cũng thấy hân hoan trong lòng. Đúng là (như mẹ tôi từng bảo), có được cô con dâu hiền thảo, tháo vát, khôn ngoan thì cả họ thơm lây.
Theo Phụ nữ Việt Nam
Các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn gồm có 1 người Việt Nam, 2 người Lào và 3 người Thái Lan. Nguyên nhân của vụ tai nạn được cho là một chiếc xe tải do tránh ổ gà nên bị mất lái và lao qua dải phân cách, sau đó đối đầu với chiếc xe buýt chở du khách từ Việt Nam về.
Theo Lao Phatthana News, các cơ quan cứu hộ Lào đã mất 2-3 tiếng đồng hồ để đưa hết các nạn nhân ra khỏi xe. Nạn nhân người Việt Nam thiệt mạng trong vụ việc này quê ở Đông Hà, Quảng Trị.
Hiện các cơ quan chức năng Việt Nam-Lào đang tiến hành các thủ tục để đưa thi thể nạn nhân xấu số về quê nhà.
" alt=""/>Tai nạn giao thông ở Lào, 1 người Việt thiệt mạng